Các loại Omega 3 cho bà bầu là gì? Vì sao Omega 3 lại quan trọng đối với sức khỏe của sản phụ và thai nhi đến vậy? Làm thế nào để chọn được loại Omega 3 phù hợp? Tất cả sẽ được Nhà thuốc Hà Nội giải đáp ngay trong bài viết sau đây. Mẹ hãy theo dõi nhé!
1. Tác dụng của Omega 3 với bà bầu
Đa số người dân Việt Nam khi bổ sung dầu cá (sản phẩm giàu Omega 3) chỉ vì chúng giúp cải thiện thị lực. Thế nhưng, loại chất béo không no này lại thuộc vào nhóm dưỡng chất thiết yếu, có khả năng cải thiện sức khỏe tuyệt vời, đặc biệt với mẹ bầu và trẻ nhỏ.
Bổ sung đầy đủ Omega 3 trong suốt quá trình mang thai đem lại nhiều lợi ích:
- Giảm nguy cơ tiền sản giật, đái tháo đường thai kì, sinh non, trầm cảm sau sinh,…
- Giảm tỉ lệ trẻ sinh ra bị thiếu cân, hen suyễn, bệnh về đường hô hấp, tăng động, tự kỉ,…
- Tăng sức đề kháng cho cả mẹ và con
- Phát triển não bộ, thị lực
- Tăng cường trí nhớ cho thai phụ trước và sau sinh
>> Xem thêm: [Giải đáp] Có nên cho trẻ uống DHA thường xuyên hay không?
2. Các loại Omega 3 cho bà bầu
Omega 3 có 11 loại chất, trong đó có 3 dạng chính thuộc nhóm dinh dưỡng thiết yếu và mang lại tác động tích cực tới sức khỏe con người là:
- DHA
- EPA
- ALA
Dạng ALA thường có nguồn gốc từ thực vật trong khi EPA & DHA lại tìm thấy nhiều trong các thực phẩm từ động vật. Mặc dù được chứng minh có tác dụng ngăn ngừa và điều trị các bênh tim mạch, kiểm soát huyết áp,.. nhưng ALA không được khuyên dùng cho bà bầu bởi chúng có thể ngăn cản việc hấp thụ DHA của thai nhi.
Do đó, khi mang thai, ngoài các thực phẩm giàu Omega 3 như cá, tôm, mực, trứng,.. mẹ có thể sử dụng thêm dầu cá/dầu gan cá.
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều các sản phẩm dầu cá dành cho mẹ bầu. Tuy nhiên không phải loại nào cũng tốt và phù hợp. Hãy cùng THU HUONG PHAR tìm hiểu loại Omega 3 nào là phù hợp trong nội dung tiếp theo nhé.
3. Tiêu chí lựa chọn Omega 3 cho bà bầu
Omega 3 dành cho bà bầu đều giống nhau? Đây là quan niệm sai lầm mà nhiều người mắc phải. Tùy theo nguồn gốc, công nghệ chế biến mà hàm lượng Omega 3 sẽ có sự chênh lệch đáng kể. Dưới đây là 05 tiêu chí giúp mẹ dễ dàng chọn lựa được sản phẩm phù hợp nhất.
3.1. Hàm lượng DHA & EPA trong các loại Omega 3 cho bà bầu
Đều thuộc nhóm Omega 3, song EPA còn khá lạ lẫm với người tiêu dùng. DHA & EPA có vai trò khác biệt nhưng lại hỗ trợ và bổ sung cho nhau.
DHA là thành phần cấu tạo chính của tế bào não bộ, thị giác. EPA lại có ảnh hưởng tới khả năng chống viêm, tăng tốc độ dẫn truyền thần kinh.
Đối với phụ nữ mang thai, EPA giúp tăng cường vận chuyển DHA qua nhau thai, giúp thai nhi hấp thụ DHA tốt hơn.
4:1 là tỷ lệ DHA:EPA tối ưu nhất cho sự phát triển não bộ, thị lực, hệ miễn dịch của trẻ.
Theo khuyến cáo, hàm lượng DHA tối thiểu cần bổ sung mỗi ngày cho bà bầu là 200mg.
- Nếu chế độ ăn của mẹ đã có Omega 3 thì chỉ cần sử dụng các thực phẩm chức năng có hàm lượng DHA từ 100 ~ 130mg.
- Mẹ bầu ăn chay thì sử dụng sản phẩm có hàm lượng DHA cao hơn.
3.2. Nguồn nguyên liệu đầu vào
Không phải loài cá nào cũng chứa hàm lượng Omega 3 cao. Chỉ những sản phẩm Omega 3 được chiết xuất từ các loài cá béo nước lạnh như: cá hồi, cá tuyết, cá ngừ,… mới cho ra các sản phẩm chất lượng.
Bà bầu cũng nên chú ý rằng sản phẩm Omega 3 là dầu cá hay dầu gan cá. Chúng là hai dạng sản phẩm hoàn toàn khác nhau từ công nghệ xử lý cho tới hàm lượng dinh dưỡng.
Dầu gan cá ngoài Omega 3 còn chứa hàm lượng vitamin A cao. Dù có vai trò quan trọng đối với thị giác nhưng bổ sung quá nhiều vitamin A khi mang bầu có thể khiến thai dị dạng.
3.3. Dạng dầu cá (triglycerid hay Ethyl Ester)
Các sản phẩm dầu cá bổ sung Omega 3 hiện nay thường ở hai dạng:
- Triglycerid
- Ethyl Ester
Triglycerid là dạng có cấu trúc giống với dạng tồn tại trong tự nhiên. Trong khi Ethyl Ester là dạng nhân tạo và phải trải qua thêm 02 giai đoạn chế biến nữa mới trở thành dạng Triglycerid.
Dạng Ethyl Ester thường dễ lẫn tạp chất, hiệu quả dinh dưỡng không cao. Chúng phải trải qua thêm 02 công đoạn thì mới trở thành dạng triglycerid nên giá thành thường rẻ hơn rất nhiều.
3.4. Nhà cung cấp/sản xuất
Các loại Omega 3 cho bà bầu đang được bày bán rất nhiều trên thị trường. Để lựa chọn được sản phẩm chất lượng, mẹ nên chú ý tới các thông tin sau:
Các công ty/đơn vị tự sản xuất:
- Tên công ty, mã số thuế, địa chỉ, số điện thoại, thời gian thành lập,…
- Các tiêu chuẩn sản phẩm (GMP, ISO,…)
- Giấy cấp phép của Bộ Y Tế
Các công ty/đơn vị nhập khẩu:
- Thông tin nhà sản xuất
- Thông tin công ty
- Giấy tờ mua bán, nhập khẩu
- Giấy cấp phép của Bộ Y Tế, các chứng chỉ tiêu chuẩn GMP, ISO,… của sản phẩm
3.5. Tiêu chuẩn chất lượng của Omega 3
Nguồn Omega 3 chất lượng phải đảm bảo:
- Độ tinh khiết, không nhiễm tạp chất và kim loại nặng
- Cung cấp thông tin chính xác về dạng dầu cá Triglycerid hay Ethyl Ester
- Tỉ lệ DHA:EPA
- Nguồn gốc nhà cung cấp
- Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
- Nguyên liệu đầu vào
4. Lưu ý khi bổ sung Omega 3
Bổ sung đủ nhưng không đúng cách cũng khiến cơ thể không thể hấp thu tốt nhất Omega 3. Khi sử dụng các loại Omega 3 cho bà bầu, nên chú ý:
- Uống đúng lúc
Không nên uống dầu cá trước bữa ăn vì dễ gây ợ tanh khó chịu. Nên uống trong hoặc sau bữa ăn vì chất béo giúp cơ thể hấp thu Omega 3 tốt hơn.
- Uống đúng liều
Mẹ hãy chú ý tới hàm lượng Omega 3, DHA & EPA cũng như tỉ lệ của chúng
- Dạng dầu cá
Bà bầu không nên sử dụng dầu gan cá, nếu có nên hỏi ý kiến bác sĩ
Tuyệt đối không sử dụng dầu cá thô. Loại này dễ bị nhiễm kim loại nặng, hóa chất độc hại, gây tác động tiêu cực tới sức khỏe của mẹ và bé
- Tình trạng sức khỏe
Mẹ bầu dị ứng với cá, rối loạn đông máu, mắc tiểu đường, huyết áp thấp, rối loạn nhịp tim, mất cân bằng hormon phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng các sản phẩm bổ sung Omega 3.
Vậy là Nhà thuốc Hà Nội vừa cung cấp tới mẹ nhưng thông tin chi tiết về các loại Omega 3 cho bà bầu cũng như các tiêu chí để lựa chọn một sản phẩm phù hợp.
Hy vọng bài viết giúp quá trình mang thai của mẹ luôn an toàn, bé phát triển khỏe mạnh.
Cảm ơn đã theo dõi!