Chat zalo

Soy protein là gì? Phân loại & tác dụng của soy protein

Soy protein là gì? Giá trị dinh dưỡng của soy protein cao không? Liệu loại đạm này có thực sự tốt cho cơ thể như quảng cáo của các nhà bán hàng? Hãy cùng Nhà thuốc Hà Nội tìm hiểu ngay sau đây.

1. Soy protein là gì?

Soy: đậu nành. Soy protein nghĩa là protein đậu nành.

Đây là một trong số ít các loài thực vật chứa protein hoàn chỉnh (tức: chứa đầy đủ 9 loại acid amin thiết yếu mà cơ thể người không tự tổng hợp được).

Trong đạm đậu nành, có rất ít chất béo bão hòa và cholesterol, chúng sẽ là thực phẩm tốt cho:

  • Người tập gym, muốn phát triển cơ bắp
  • Người ăn chay, cần bổ sung protein thực vật
  • Người mới ốm dậy (hoặc bị thương), cần phục hồi sức khỏe
  • V..v..
soy-protein-la-gi-10
Đậu nành – nguồn đạm dồi dào cho cơ thể.

2. Các loại Soy protein

Tùy vào cách xử lý (chế biến), sẽ cho ra các loại protein đậu nành khác nhau với hàm lượng và tính chất tác dụng khác nhau.

2.1. Isolated soy protein là gì?

Là dạng đạm đậu nành có chất lượng tốt nhất & có giá trị sinh học cao nhất

Độ tinh khiết > 90%, sản xuất bằng phương pháp tách kiềm, loại bỏ hầu hết carbonhydrate & chất béo bão hòa.

Được tìm thấy trong:

  • Các sản phẩm từ bánh mì
  • Đồ gia vị
  • Bar protein
  • Các loại whey có nguồn gốc từ thực vật
soy-protein-la-gi-2
Soy protein isolate.

2.2. Concentrate soy protein

Độ tinh khiết 70 – 80%, vẫn chứa carbonhydrate & chất béo

Phương pháp sản xuất: tách béo từ đậu nành nguyên chất & xử lý nhiệt hoặc trộn lẫn với các dung môi hữu cơ khác

Có hàm lượng protein & chất xơ cao, hỗ trợ các vấn đề về tiêu hóa cho cơ thể

Được tìm thấy trong:

  • Ngũ cốc
  • Lúa mạch
  • Sản phẩm thay thế thịt cho người ăn chay
  • Sữa bột trẻ sơ sinh
  • v..v..
soy-protein-la-gi
Soy protein là gì? Các loại protein đậu nành.

2.3. Textured soy protein

Được làm từ Concentrate soy protein nhưng sử dụng dưới từng khối hoặc mảng lớn

Sử dụng để thay thế thịt, thích hợp cho những người ăn chay

soy-protein-la-gi-4
Đạm đậu nành dưới dạng mảng, khối lớn.

2.4. Soy protein hydrolyzed

Được sản xuất bằng công nghệ mới: thủy phân trong môi trường enzyme. Công nghệ này giúp loại bỏ các liên kết peptide, cắt nhỏ chuỗi acid amin, dễ hấp thụ hơn.

Đang dần phổ biến hơn vì tốc độ hấp thu nhanh, phục hồi cơ bắp hiệu quả; ít tác dụng không mong muốn.

soy-protein-la-gi-3
Công nghệ thủy phân enzyme tạo ra soy protein dễ hấp thụ hơn.

>> Xem thêm: Protein là gì? Các loại protein

3. Tác dụng của soy protein

Hiệu quả mang lại cho sức khỏe từ soy protein là gì?

  • Tăng cường sức khỏe tim mạch

Theo các nghiên cứu, bổ sung protein (25g mỗi ngày) giúp tăng cholesterol tốt, loại bỏ cholesterol xấu ra khỏi cơ thể.

Giảm cholesterol xấu giúp mạch máu thông thoáng, áp lực lên thành mạch và tim giảm, ngăn chặn các nguy cơ về xơ vữa động mạch, động mạch vành, suy tím, đau tim, đột quỵ, tai biến, v..v..

  • Tăng hấp thu kẽm

Là một khoảng chất cần thiết cho con người

Soy protein có hàm lượng kẽm khá dồi dào, chỉ thấp hơn thịt 25%.

Lượng kẽm thấp ảnh hưởng tới nồng độ testosterol trong cơ thể. Testosterol thấp khiến sự hình thành cơ bắp yếu, cơ thể nhanh mệt mỏi.

soy-protein-la-gi-5
Đạm soy tăng hấp thu kẽm cho cơ thể.
  • Bổ sung chất xơ cho cơ thể

Tác dụng của soy protein là gì? Là protein nguồn gốc thực vật nên đạm đậu nành còn chứa cả chất xơ.

Chất xơ làm giảm cholesterol xấu, cải thiện hệ tiêu hóa và chức năng đường ruột, hấp thụ dễ hơn.

  • Thay thế protein từ trứng, sữa

Những người dị ứng với sữa hoặc ăn chay mà không thể ăn trứng có thể sử dụng protein từ đậu nành thay vì casein (protein sữa).

soy-protein-la-gi-6
Người dị ứng trứng, sữa có thể thay thế bằng soy protein.
  • Cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể

Trong soy protein có chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin B, canxi, sắt, magie, photpho, kali,..

Các dưỡng chất này hỗ trợ hệ thống miễn dịch, sản sinh năng lượng, xây dựng cơ bắp, và nhiều chức năng khác của cơ thể.

soy-protein-la-gi-7
Thành phần dinh dưỡng trong một hạt đậu nành.

Đạm đậu nành có tác dụng phụ không?

Tác dụng phụ của soy protein là gì? Làm thế nào để hạn chế được những tác dụng phụ này không?

Giảm hormon

  • Điều này xảy ra ở nam giới (giảm testosterol & tăng estrogen) khi bổ sung quá nhiều protein.
  • Tuy nhiên, chưa có kết luận rõ ràng nào về tác dụng phụ gây rối loạn hormon

Dị ứng

  • Nếu bạn bị dị ứng với đậu nành, soy protein có thể gây các triệu chứng dị ứng khó chịu (ngứa, nổi mẩn, khó thở,..).
  • Tuy nhiên, soy protein rất an toàn, và gần như không có tác dụng phụ.
soy-protein-la-gi-8
Dị ứng – tác dụng phụ của đậu nành.

5. Sử dụng soy protein như thế nào?

Để mang lại hiệu quả tốt nhất, tránh các tác dụng phụ không mong muốn, bạn nên bổ sung protein đúng cách.

Đối tượng sử dụng soy protein là gì?

  • Vận động viên, người tập luyện thường xuyên
  • Người ăn chay
  • Người mẫn cảm hoặc dị ứng với các thành phần
  • Người muốn tăng protein trong khẩu phần ăn
  • Thanh thiếu niên trong độ tuổi dậy thì

Bổ sung soy protein khi nào?

  • Không có thời gian bổ sung cố định nào cho protein đậu nành. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng soy protein vào một thời gian nhất định để tạo thói quen cho bản thân.
  • Bên cạnh đó, các khuyến cáo cho rằng mỗi ngày nên bổ sung 25g soy protein.
soy-protein-la-gi-9
Bổ sung đạm đúng cách & mỗi ngày để có hiệu quả rõ rệt.

Nhà thuốc Hà Nội vừa gửi tới bạn những thông tin chi tiết về đạm đậu nành. Hy vọng những thông tin nà giúp bạn hiểu soy protein là gì cũng như tác dụng của chúng.

Cảm ơn đã theo dõi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *