Bài tập phát triển trí não cho trẻ sơ sinh thật sự có tác dụng không? Tác động của chúng tới sự phát triển não bộ của bé sau này như thế nào? Đừng vội bỏ lỡ. Hãy cùng Nhà thuốc Hà Nội tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết sau đây.
1. Trí thông minh là gì?
Thông minh = IQ cao = học giỏi?
Quan niệm này đúng, nhưng chưa đủ. Trên thực tế, thông minh là sự biểu hiện của một thái độ nhanh nhẹn, lanh lẹ trong hiểu biết, hành động, cảm nhận và suy nghĩ.
Thông minh được chia thành nhiều loại:
Trí thông minh ngôn ngữ: trẻ linh hoạt, nhanh nhẹn trong phân tích, ghi nhớ cấu trúc ngữ pháp hoặc câu từ
Thông minh cảm xúc: trẻ dễ dàng có sự đồng cảm, thấu hiểu cảm xúc, suy nghĩ của người khác
Thông minh logic: nhanh nhẹn trong tính toán, số liệu, khả năng phân tích tốt khi gặp vấn đề
Thông minh về không gian: trẻ dễ dàng tưởng tượng, hình dung, sáng tạo những hình ảnh đa chiều, độc đáo
Thông minh nội tâm: trẻ hiểu được ý muốn của bản thân, biết cách yêu cầu người khác làm điều bé muốn
Thông minh âm nhạc: trẻ thích nghe nhạc, nhún nhảy theo nhịp điệu, ngân nga các giai điệu
Thông minh vận động: trẻ thích vận động, bắt chước chơi thể thao, khả năng vượt trội trong rèn luyện thể chất
Thông minh giao tiếp: luôn vui vẻ, dễ dàng bắt chuyện và cười nói với mọi người xung quanh dù mới tiếp xúc lần đầu. Trẻ thuộc nhóm thông minh giao tiếp thường cởi mở, thích nơi có nhiều người.
Tại sao có nhiều loại hình thông minh như vậy? Nguyên nhân là do sự phát triển bán cầu não của bé.
Bán cầu não trái phát triển trội hơn, bé linh hoạt hơn trong tư duy phân tích, lập luận, phân biệt các lí lẽ; bé học các môn tự nhiên (toán, hóa, sinh, lý,..) và ngoại ngữ dễ dàng hơn.
Ngược lại, những bé có bán cầu não phải phát triển thường thiên về khả năng tưởng tượng, sáng tạo; giàu cảm xúc, thích ca hát – vẽ – múa.
Việc nhận biết con đang phát triển bán cầu não nào trội hơn giúp các bậc phụ huynh có phương pháp giáo dục và phát triển cho bé phù hợp. Tuy nhiên, từ 4 ~ 10 tuổi, cha mẹ nên chú trọng cho bé phát triển cả hai bán cầu não, giúp bé hình thành kĩ năng và tư duy cần thiết.
2. Tại sao cần kích thích não bộ của trẻ ngay từ nhỏ
Tháng thứ 5 thai kì: tế bào thần kinh sinh sản với tốc độ 250.000 tế bào/phút.
Giai đoạn 0 ~ 2 tuổi: có hơn 1000 tỷ kết nối hình thành giữa các tế bào thần kinh.
Từ 0 ~ 3 tuổi: trọng lượng não bộ của bé đạt 80% não bộ người trưởng thành.
Ngay từ trong bụng mẹ, não bộ của bé đã phát triển rất nhanh. Việc kích thích não bộ của trẻ ngay từ khi sơ sinh mang lại nhiều tác động tích cực:
- Sản sinh nhiều tế bào não hơn
- Tăng cường số lượng & chất lượng các liên kết thần kinh
- Kích thích trí não của bé hoạt động nhanh nhẹn, linh hoạt hơn, trẻ thông minh hơn
Lúc này não bộ của bé giống “tờ giấy trắng”, những điều bé được dạy trong thời gian này sẽ được khắc sâu, đi vào tiềm thức; bé cũng học rất nhanh trong giai đoạn này
>> Xem thêm: 10+ thực phẩm giàu Omega 3 cho bé thông minh cao lớn
3. Các bài tập phát triển trí não cho trẻ sơ sinh
3.1. Bài tập cho trẻ 0 ~ 1 tháng tuổi
Trong giai đoạn này, não bộ của bé chưa phát triển đầy đủ, cha mẹ nên dạy bé các bài tập về trí thông minh cảm giác, xúc giác: Massage tay, chân, lưng.
Việc này giúp tăng tuần hoàn máu cơ thể, giúp tế bào não sinh sản nhanh hơn.
Cách massage cho bé:
- Dùng đầu ngón tay, vuốt nhẹ lên ngón tay, ngón chân
- Ngón trỏ tiếp tục vuốt dọc theo đầu ngón tay của bé
- Mỗi động tác lặp lại 5 ~ 10 lần
- Với lưng, bạn có thể massage sau khi tắm. Vuốt lưng trẻ từ dưới lên rồi xoa đều hai bên. Các động tác cũng lặp lại 5 ~ 10 lần.\
3.2. Bài tập phát triển trí não cho trẻ sơ sinh 1 ~ 3 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, mẹ có thể tập hoàn thiện các kĩ năng nghe – nhìn – giao tiếp cho bé.
Giao tiếp với bé mỗi ngày
Khi chăm sóc bé, thay vì chỉ hành động, hãy nói với bé điều bạn định làm.
Ví dụ:
“Bây giờ mẹ thay tã cho con nhé!”
“Ra ngoài tắm nắng thôi!”
Trò chuyện là phương thức hiệu quả nhất để mẹ tăng vốn từ và khả năng nói chuyện của bé. Những trẻ thường xuyên được gia đình trò chuyện thường biết nói nhanh hơn, vốn từ rộng hơn so với những trẻ ít được giao tiếp.
Giao tiếp thường xuyên giúp bé tăng khả năng cảm quan, nhận biết được giọng của cha, mẹ, người thân, người lạ.
Rèn luyện khả năng quan sát cho trẻ sơ sinh
Bài tập rèn luyện khả năng quan sát cơ bản:
Bài tập 1:
– Dùng 1 tờ giấy trắng, đưa tới trước mắt bé
– Vẫn tờ giấy đó, vẽ thêm 1 trong các hình cơ bản tròn, vuông, tam giác, chữ nhật,..
– Thời gian cho bé xem các hình ảnh: khoảng 1 phút
– Trong khi cho bé xem hình vẽ, cha mẹ nên giao tiếp, giải thích với bé đó là hình gì, điểm đặc biệt của chúng
– Nâng độ khó bằng cách:
Tô màu vào các hình. Ban đầu, chỉ nên dùng 1 màu cho 1 hình, khi bé lớn hơn có thể dùng nhiều màu cùng lúc.
Thay đổi kích thước các hình
Với những trẻ dưới 1 tháng tuổi, các bé chỉ nhận biết được 02 màu đen – trắng. Bài tập phát triển trí não cho trẻ sơ sinh: Mỗi ngày khoảng 3 phút, mẹ hãy để bé ngắm các đồ vật, hình ảnh kẻ sọc đen trắng. Lặp lại đều đặn khoảng 1 tuần, khả năng tập trung của bé sẽ tăng từ 5 lên 60 ~ 90 giây.
Bài tập 2:
Bố mẹ thường treo đồ chơi phía trên cũi/nôi của bé. Hãy thay đổi vị trí treo các đồ vật này. Việc này không chỉ giúp bé tăng khả năng quan sát, mà mắt bé được hoạt động, không bị nhìn cố định vào một điểm.
Các bài tập rèn luyện này giúp tăng khả năng quan sát, sự tập trung & phân tích của não bộ. Qua đó, mối liên kết giữa các noron thần kinh diễn ra mạnh mẽ và chặt chẽ hơn, tế bào não tăng tưởng nhiều hơn.
Dạy bé cầm nắm và cảm nhận
Kĩ năng vận động tinh: là những kĩ năng liên quan tới việc sử dụng các cơ nhỏ điều khiển bàn tay, ngón tay. Chúng phát triển qua kinh nghiệm & tiếp xúc với nhiều loại đồ vật, đồ chơi, thực phẩm,..
Nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) cho biết: 1 tuổi là giai đoạn trẻ bước vào thời kì nhạy cảm của vận động tinh. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh của não bộ điều khiển cơ tay càng tốt thì chứng tỏ trẻ càng thông minh.
Để nâng cao kĩ năng vận động tinh, giúp bé phát triển não bộ sau này, mẹ nên hướng dẫn cho bé cầm nắm, cảm nhận đồ vật ngay từ nhỏ.
Cho bé sờ lên các đồ vật thường dùng như: chiếc khăn mềm bé thường dùng, chiếc thìa uống nước đáng yêu, hay đồ chơi bằng nhựa, gấu bông của bé, v..v..
Mẹ đừng quên giải thích với bé chúng là gì, chất liệu và sử dụng ra sao nhé.
Bài tập có thể áp dụng nhiều lần trong ngày.
3.3. Các bài tập rèn luyện trí não cho trẻ sơ sinh khác
Phát triển thính giác cho bé:
- Cho bé nghe nhạc mỗi ngày trước khi ngủ với thể loại đa dạng, âm lượng khác nhau
- Tập cho bé nghe nói thầm / nói to ở các khoảng cách khác nhau
- Cho bé nghe các âm thanh khác nhau (VD: tiếng vỏ lon, tiếng gõ đồ vật, tiếng ma sát quần áo, tiếng động vật, xe cộ, v..v..)
Phát triển khứu giác:
- Cho bé ngửi các mùi hương khác nhau như: trái cây, bánh kẹo, thức ăn mẹ nấu hàng ngày,…
- Thường xuyên dẫn bé ra ngoài để cảm nhận “mùi thiên nhiên” như: mùi đất, mùi cây cỏ, không khí,..
Bên cạnh các bài tập phát triển trí não cho trẻ sơ sinh, việc tạo một không gian và cảm giác an toàn cho bé cũng rất quan trọng. Các nghiên cứu cho thấy, khi trẻ ở trong môi trường chúng cảm thấy an toàn, khả năng khám phá, học hỏi sẽ tốt hơn.
Bên cạnh đó, việc các ông bố, người cho con không gian tự do khám phá lớn hơn mẹ, dành nhiều thời gian ở bên con cũng giúp khả năng khám phá, học hỏi, sáng tạo của bé phát triển hơn.
Vậy là Nhà thuốc Hà Nội vừa cùng mẹ tìm hiểu các bài tập phát triển trí não cho trẻ sơ sinh. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích trong việc chăm sóc và nuôi dạy các bé.
Cảm ơn đã theo dõi!