Luyện tập phản xạ cho trẻ sơ sinh như thế nào? Các bài tập này giúp ích gì cho sự phát triển của bé? Tất cả sẽ được Nhà thuốc Hà Nội giải đáp trong bài viết ngay sau đây.
1. Phản xạ là gì?
Phản xạ là phản ứng của cơ thể trước các kích thích của môi trường, dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
Việc kiểm tra phản xạ ở trẻ sơ sinh giúp ta phần nào đánh giá được năng lực và tình trạng sức khỏe của bé khi mới chào đời; cũng như giúp ích cho sự phát triển về sau của trẻ.
2. Cách kiểm tra và bài tập phản xạ cho trẻ sơ sinh
2.1. Phản xạ Rooting
Hay phản xạ vùng miệng. Đây là một trong những phản xạ sinh tồn tuyệt vời nhất ở trẻ sơ sinh.
Kiểm tra:
- Chạm núm ty của mẹ gần miệng bé, bé sẽ lập tức quay ra hướng má bị chạm & mở miệng khá rộng.
- Khi tìm thấy núm vú, phản xạ tiếp theo của bé là bú mút. Phản xạ này được luyện tập ngay trong thai kì, thông qua hoạt động nuốt nước ối.
- Ở tam cá nguyệt thứ 2: bé bắt đầu mút ngón tay
Cách kích thích phản xạ miệng: tiếp xúc da kề da ngay sau khi sinh
>> Xem thêm: Sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu?
2.2. Phản xạ Palmar
Là phản xạ nắm chặt bàn tay. Chúng xuất hiện từ khi bé mới chào đời.
Cách kiểm tra: Đặt ngón tay của mẹ vào lòng bàn tay của bé -> bé sẽ tự động nắm chặt ngón tay của mẹ không rời.
Ý nghĩ của phản xạ Palmar:
- Bài tập phản xạ cho trẻ sơ sinh này giúp bé có khả năng bám chặt vào mẹ, tránh té ngã
- Trẻ sơ sinh nếu ở tình trạng sức khỏe tốt sẽ nắm tay rất chặt
2.3. Phản xạ Moro
Moro hay phản xạ sợ hãi, phản xạ này xuất hiện ở hầu hết trẻ sơ sinh đến 5 tháng tuổi.
Cách kiểm tra:
- Khi bị kích thích đột ngột, phản xạ giật mình của bé sẽ xảy ra như sau:
- Cánh tay thẳng, ngón tay mở, kéo dài hoặc uốn cong trở lại
- Duỗi thẳng chân, cánh tay, ngón tay
- Cong lưng, thậm chí cố gắng kéo đầu chạm xuống vùng ngực, thu về tư thế thai nhi
- Phản xạ này là bản năng liên hoàn, tùy theo mức độ kích thích để phòng vệ.
2.4. Phản xạ Babinski
Đây là phản xạ ở bàn chân của bé. Chúng xuất hiện ở tất các các trẻ bình thường, ngay từ khi mới sinh tới 1 tuổi.
Sau 1 tuổi, phản xạ này được thay thế bằng phản ứng cả bàn chân (co chân, cong cả bàn chân lại,..).
Cách kiểm tra:
- Cù bàn chân
- Miết ngón tay vào lòng bàn chân, từ đầu đến gót chân
- Va mạnh vào chân
Phản xạ: ngón chân tự động cong lên & xòe hẳn ra như hình quạt
2.5. Phản xạ Tonic neck
Tonic neck hay còn gọi là phản ứng phòng vệ khi bị xoay vùng cổ.
Cách kiểm tra: Tập phản xạ cho trẻ sơ sinh bằng cách đặt bé ở tư thế nằm ngửa rồi xoay vùng cổ của bé sang trái hoặc phải
Phản ứng của bé:
- Chân & tay ở hướng cổ quay sang sẽ duỗi thẳng
- Chân, tay ở hướng ngược lại sẽ hơi cong
- Hoặc cong người hoàn toàn theo hướng mẹ quay đầu
- Ý nghĩa của phản xạ: giúp bé cảm thấy an tâm, không sợ ngã khi bé quay ngang quay ngửa
2.6. Phản xạ bước đi
Cách kiểm tra: Dùng 2 tay xốc nách, đỡ bé đứng thẳng và để chân bé chạm vào một bề mặt nào đó
Phản ứng:
- Kiễng chân, nhấc chân lên như muốn bước đi
- Thậm chí, bé có thể bước đi từng bước một, chân nọ nối tiếp chân kia
- Mặc dù chỉ là một phản ứng thông thường, tuy nhiên các mẹ Nhật Bản thường áp dụng phản xạ này trong việc hướng dẫn, tập cho bé biết đi sớm.
2.7. Bài tập phản xạ cho trẻ sơ sinh: ngóc đầu
Khi mới chào đời, cha mẹ thường đặt bé nằm ngửa. Hành động này vô tình khiến phần đầu của bé bị giữ yên trong một tư thế.
Thỉnh thoảng, mẹ nên đặt bé nằm sấp. Lúc này, mặc dù còn non nớt nhưng cổ của bé sẽ cố ngóc lên, sau đó nghẹo về một bên với cánh tay duỗi thẳng. Tay đối diện sẽ gập lại.
Tác dụng của bài tập phản xạ ngóc đầu:
- Giúp phát triển cơ cổ và lưng trên
- Cánh tay được hoạt động nhiều hơn, giúp cơ bắp khỏe hơn và mang lại nhiều lợi ích cho quá trình tập lẫy, bò, trườn sau này.
2.8. Phản xạ cổ không đối xứng – Phản xạ đấu kiếm
Ý nghĩa phản xạ: là một cách để chuẩn bị cho cơ thể em bé phối hợp tay và mắt.
Cách kiểm tra:
- Nếu bạn đặt bé nằm ngửa, đầu bé sẽ xoay nghiêng với một bên cánh tay và chân duỗi ra (cặp chân tay ở bên mà bé xoay đầu về).
- Cánh tay và chân còn lại sẽ gập lại.
Thời gian xuất hiện:
- Thường khi mới sinh và tự biến mất khi trẻ được 4 – 6 tháng tuổi, khi trẻ đã sẵn sàng để bắt đầu lăn lộn.
- Nếu sau thời gian trên mà trẻ vẫn giữ phản xạ này, nó có thể gây ra vấn đề với sự phát triển của sự phối hợp bình thường giữa tay và mắt.
2.9. Phản xạ Galant
Ý nghĩa của phản xạ galant: chuẩn bị cho bé bò và đi vì nó giúp phát triển một loạt các chuyển động ở hông của bé.
Hình thức:
- Đặt trẻ sơ sinh úp mặt xuống và di chuyển ngón tay của bạn xuống một bên lưng của trẻ, song song với cột sống.
- Quan sát khi em bé lắc hông về hướng chạm và uốn cong cơ thể theo hướng đó.
Thời gian tồn tại:
- Phản xạ này có ngay từ khi trẻ mới sinh và kéo dài đến khi trẻ 3 – 6 tháng tuổi.
- Trẻ > 6 tháng tuổi nếu vẫn giữ phản xạ Galant, có thể dẫn đến bồn chồn, không thể ngồi yên. Nó cũng có thể gây ra các triệu chứng trùng lặp với các triệu chứng ADHD điển hình (bồn chồn, không thể ngồi yên, kém tập trung, suy giảm khả năng kiểm soát xung động).
Vậy là Nhà thuốc Hà Nội đã giới thiệu tới bạn 9 cách kiểm tra cũng như tập phản xạ cho trẻ sơ sinh. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn.
Cảm ơn đã theo dõi!