Protein là gì? Cấu tạo của các protein trong cơ thể như thế nào? Tác dụng của protein với sức khỏe ra sao? Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết của Nhà thuốc Hà Nội ngay sau đây.
1. Protein là chất gì?
1.1. Định nghĩa
Protein là đạm, chúng là những phân tử sinh học (đại phân tử) được cấu thành từ những acid amin & liên kết bởi các liên kết peptide.
Trình tự các acid amin khác nhau tạo ra những protein khác nhau (cả về cấu trúc lẫn chức năng sinh học). Có khoảng 23 loại acid amin, trong đó có 9 acid amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được.
Protein chiếm tới 50% khối lượng thô tế bào, là thành phần thiết yếu trong cấu trúc, hình thành, duy trì và tái tạo cơ thể. Tuy nhiên, protein chỉ tồn tại được trong khoảng thời gian nhất định, bì vậy chúng cần được bổ sung thường xuyên để cơ thể hoạt động bình thường.
1.2. Cấu trúc của phân tử protein là gì?
- Cấu trúc hóa học:
Protein = 1 hoặc 1 chuỗi acid amin
1 acid amin = nhóm cacboxy (COOH) + nhóm amin (NH2) + gốc hữu cơ R
- Cấu trúc không gian:
Cấu trúc bậc 1: là trình tự sắp xếp của các acid amin trong chuỗi polipeptide
Cấu trúc bậc 2: là protein bậc 1 xoắn lò xo tạo thành
Cấu trúc bậc 3: do cấu trúc bậc 2 uốn khúc đặc trưng cho mỗi loại protein khác nhau
Cấu trúc bậc 4: kết hợp từ nhiều cấu trúc bậc 3, tạo thành khối cầu
Chỉ có các protein ở cấu trúc bậc 3 & 4 mới thực hiện được chức năng.
2. Phân loại protein
Cách phân loại protein là gì? Dựa trên nguồn gốc, ta có thể phân protein thành 2 nhóm nguồn gốc thực vật & động vật.
Protein thực vật:
- Là các protein không hoàn chỉnh (chất lượng thấp, không hoàn hảo)
- Chúng không chứa đầy đủ 9 acid amin thiết yếu nên cơ thể có tự tổng hợp được
- Thực vật giàu protein: các loại họ đậu (đậu nành, đậu lăng, đậu phộng, đậu gà,..), hạt kiều mạch, hạt quinoa, yến mạch, tảo xoắn, phô mai,…
- Protein thực vật thường chứa các chất dinh dưỡng khác như chất xơ, chất chống oxy hóa & các dưỡng chất cần thiết khác.
Protein động vật:
- Là các protein hoàn chỉnh (chất lượng cao, hoàn hảo)
- Chứa đầy đủ 9 acid amin thiết yếu (cơ thể không tự tổng hợp được nên cần bổ sung từ thực phẩm ngoài)
- Động vật giàu protein: trứng, thịt (bò, gà, cừu, lợn,..), hải sản, v..v..
- Protein từ động vật còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như: vitamin B12, vitamin D, Omega 3 (DHA), khoáng chất (kẽm, canxi, magie,..), v..v..
- Tuy nhiên, vẫn có một số thực vật chứa protein hoàn chỉnh như: hạt lúa mạch đen, hạt chia, tảo xoắn,..
Ngoài cách phân loại trên, ta có thể dựa trên chức năng sinh học để phân loại protein:
- Enzyme
- Hormon
- Protein vận chuyển / lưu trữ / cấu trúc / bảo vệ / co cơ
3. Chức năng của protein là gì?
Protein (đạm) rất quan trọng, chúng tham gia vào hầu hết các hoạt động của cơ thể. Một chế độ ăn giàu protein (đặc biệt là protein thực vật) mang lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe.
- Cấu tạo, duy trì và phát triển cơ thể
Protein cấu trúc khung tế bào, giúp duy trì hình dạng & trạng thái tế bào
Tham gia mọi quá trình bên trong tế bào
Có chức năng enzyme, xúc tác các phản ứng sinh hóa, trao đổi chất
Hình thành cơ, phân chia tế bào
- Vận chuyển oxy, các chất dinh dưỡng
Vai trò của protein là gì? Đa số các chất vận chuyển dinh dưỡng trong cơ thể là protein. Chúng vận chuyển các chất dinh dưỡng từ tiêu hóa vào máu -> các mô -> mang tế bào -> nhân tế bào.
- Bảo vệ cơ thể
Thành phần chính của bạch cầu là protein, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân có hại (vi khuẩn, virus,..)
Một loại protein là Interferon giúp chống lại virus
Theo các nghiên cứu, khi quá trình tổng hợp protein giảm sẽ kéo theo sự suy yếu của hệ miễn dịch
- Cân bằng năng lượng trong cơ thể
Ngoài chất béo và tinh bột, protein cũng là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Trong một khẩu phần ăn, năng lượng từ protein chiếm 10-15%.
- Cân bằng pH
pH máu và các chất dịch (dịch tiêu hóa, mật,..) cần được duy trì ở ngưỡng nhất định. Bởi, các chỉ số này có thay đổi dù nhỏ có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, thậm chí dẫn tới tử vong. Protein có vai trò duy trì chỉ số pH này.
Chúng giống như một chất đệm, đảm bảo sự vận chuyển các ion diễn ra trơn tru. Sự trao đổi các ion, nước ở màng tế bào diễn ra bình thường giúp pH máu ổn định.
4. Nhu cầu protein của cơ thể
Để cơ thể khỏe mạnh và hoạt động bình thường, bạn cần bổ sung đầy đủ protein mỗi ngày.
Người trưởng thành: 0.8 ~ 1g protein / 1kg cân nặng
Người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên: 1.6 ~ 2.5g protein / 1kg cân nặng
VD: Người trưởng thành, nặng 49kg một ngày cần bổ sung khoảng 39.2g protein.
Nên bổ sung đủ hàm lượng protein cơ thể cần, không nên ăn quá nhiều hoặc quá ít protein vì có thể dẫn tới nhiều tác động xấu tới sức khỏe.
Thiếu protein kéo dài:
- Yếu/mất cơ, giảm cẩn
- Suy giảm miễn dịch
- Rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ
- Gây ra phù nề
- Tâm trạng thất thường, khó ngủ
Bổ sung thừa protein:
- Tăng nguy cơ mắc bệnh gout, đau khớp
- Giảm hấp thụ canxi, vitamin D
- Dễ mắc các bệnh viêm nhiễm
- Tăng cân, béo phì
- Rối loạn tiêu hóa, hơi thở có mùi
- Trầm cảm, lò láng
- Hại thận
>> Xem thêm: Viên uống tổng hợp PROMAX – bổ sung Omega 3 & Protein đậu nành
5. Các thực phẩm giàu protein
Các thực phẩm dùng trong chế độ ăn giàu protein là gì?
- Các loại thịt: đặc biệt là thịt nạc, thịt bò, gà, cá,..
- Các loại hạt khô: chia, quinoa, hướng dương,..
- Các loại rau xanh: rau lá xanh, nấm, rau họ cải, ớt chuông,..
- Trái cây có hàm lượng đường thấp: việt quất, dâu tây, phúc bồn tử (mâm xôi), táo,..
- Ngũ cốc nguyên hạt
Vậy là bạn vừa tìm hiểu xong các thông tin về protein là gì cũng như đặc điểm và tác dụng của chúng với cơ thể. Hy vọng bài viết của Nhà thuốc Hà Nội hữu ích với bạn.
Cảm ơn đã theo dõi!