Chat zalo

Vitamin C là gì? Tính chất và cơ chế tác động của chúng

Vitamin C là gì? Tính chất và cơ chế tác động của chúng như thế nào? Ứng dụng của chất này trong điều trị bệnh ra sao? Hãy cùng Nhà thuốc Hà Nội tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết sau đây nhé!

1. Vitamin C là chất gì?

Vitamin C (acid ascorbic) là một chất thiết yếu mà cơ thể con người không thể tự tổng hợp được.

Công thức hóa học: C6H8O6

Một số dạng đệm khác: muối natri, magnesium, kali ascorbate, calcium

Chúng cần thiết cho các phản ứng trao đổi chất trong cơ thể, duy trì sức khỏe mô liên kết cũng như chống lại quá trình oxy hóa. Thiếu vitamin C có thể dẫn tới nhiều tác hại về sức khỏe.

vitamin-c-la-gi
Vitamin C là gì?

2. Tính chất và nguồn gốc

Tính chất vật lí, hóa học của vitamin C:

Dạng:

  • Tinh thể
  • Màu trắng

Tính tan:

  • Dễ dàng tan trong nước
  • Tan trong ethanol 96
  • Khó tan trong rượu
  • Không tan trong các dung môi hữu cơ, ether, clorofom

Tồn tại:

  • 100oC trong môi trường trung tính và acid
  • Bị oxi hóa bởi Oxi trong không khí, phản ứng này xảy ra càng nhanh khi có mặt Fe, Cu

Nguồn gốc của Acid Ascorbic:

Bạn có thể tìm thấy loại vitamin này ở hầu hết các loại rau xanh, trái cây trong tự nhiên.

Hàm lượng vitamin C trong rau quả phân bố không đều: vỏ > ruột, lá > cuống và thân rau

Rau quả được trồng ở nơi đầy đủ ảnh sáng có hàm lượng C cao hơn

Danh sách các loại rau quả giàu vitamin C: ổi, cam, quýt, chanh, buổi, súp lơ xanh, khoai tây, cà chua, cây họ cải, rau ngót, rau mùi, cần tây, su hào, nhãn, đu đủ, v..v..

vitamin-c-la-gi-1
Có rất nhiều thực phẩm tự nhiên chứa vitamin C (acid ascorbic)

>> Xem thêm: Quả gì chứa nhiều vitamin C nhất

3. Cơ chế tác động của Vitamin C là gì?

Acid Ascorbic <=> Acid Dehydroascorbic

Đây là một phản ứng oxy hóa khử thuận nghịch. Qua đó, vitamin C tác dụng như một đồng yếu tố (co-factor), tham gia vào nhiều phản ứng sinh hóa như:

  • Hydroxyl hóa
  • Amid hóa
  • Tổng hợp collagen (chuyển hóa prolin, lysin sang hydroxyprolin & hydroxylysin)
  • Tổng hợp carnitin (chuyển acid folic thành acid folinic)
  • Chuyển hóa dopamin hydroxyl thành nor-adrenalin
  • Khử Fe3+ thành Fe2+ ở dạ dày, giúp ruột dễ hấp thụ sắt
  • Tổng hợp collagen, proteoglycan & các thành phần hữu cơ khác ở răng, xương, nội mô mao mạch
  • Kết hợp với vitamin P (C2) chống oxy hóa, làm bền thành mạch, tăng tạo collagen, ức chế hyaluronidase
vitamin-c-la-gi-2
Vitamin C giúp collagen liên kết chặt chẽ với nhau.

3.1. Cơ chế tác động của vitamin C trong miễn dịch

Tác dụng của vitamin C là gì trong hệ miễn dịch? Vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa trong môi trường nước (nội bào & ngoại bào) của cơ thể. Chúng hoạt động cùng các enzyme chống oxy hóa khác như: glutathione peroxidadase, catalase, superoxide dismutase.

Hỗ trợ và tăng cường hiệu lực của vitamin E trong việc chống lại oxy hóa

Glutathione: chống đỡ và ngăn ngừa các tổn thương do gốc tự do. Thiếu glutathione gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tế bào hồng cầu, bạch cầu, mô thần kinh dẫn tới vỡ hồng cầu, giảm chức năng bạch cầu, thoái hóa mô thần kinh. Vitamin C được xem là giải pháp tối ưu đối với những bệnh nhân thiếu glutathione di truyền, giúp duy trì nồng độ phù hợp glutathione hồng cầu.

vitamin-c-la-gi-3
Vitamin C là axit gì?

3.2. Cơ chế tác động trong hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn, dị ứng

Hen suyễn, căn bệnh thường xuất hiện ở trẻ em và thành niên (20 tuổi) đang ngày càng gia tăng, bởi:

  • Stress hệ miễn dịch (do tăng chất hóa học độc hại trong không khí, nước, thực phẩm,..)
  • Dùng nhiều gia vị trong thức ăn
  • Trẻ cai sữa sớm, ăn dặm sớm bằng thức ăn rắn
  • Các kĩ thuật lai tạo di truyền tạo nên nhiều cây trồng có khả năng gây dị ứng cao hơn
  • Hút thuốc hoặc thường xuyên hít phải khỏi thuốc
vitamin-c-la-gi-4
Hen suyễn: căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao mà nhiều người chủ quan.

Tác động của vitamin C là gì với hen suyễn?

Về mặt sinh lý: acid ascorbic đóng vai trò là chất oxy hóa chủ yếu trên bề mặt khí đạo, làm nhiệm vụ chống đỡ & ngăn chặn các tổn thương do chất oxy nội / ngoại sinh (đặc biệt là Oxide Nitric)

Về lâm sàng: bệnh nhân hen suyễn có nhu cầu về vitamin C cao hơn người bình thường. Các nghiên cứu từ 1973 tới nay cho thấy vitamin này cải thiện đáng kể thông số hô hấp và các triệu chứng suyễn.

Đối với các trình trạng dị ứng:

  • Histamin – chất liên quan mật thiết với các tình trạng dị ứng, phản ứng viêm, sốc phản vệ,… Chúng được sinh ra khi các tế bào bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như bụi, hóa chất, hơi lạnh, v..v..
  • Vitamin C một chất kháng Histamin tự nhiên, chúng ngăn chặn histamin bằng nhiều cơ chế, đặc biệt là ngăn chặn phóng thích histamin từ bạch cầu & tăng cường hiệu quả giải độc của histamin.

3.3. Tác động của vitamin C là gì trong bệnh tim mạch?

Xơ vữa động mạch, tăng cholesterol máu, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,… là những biểu hiện xấu về hệ tim mạch.

Làm cách nào vitamin C có thể giảm các nguy cơ về bệnh tim mạch?

Vitamin C là một chất oxy hóa mạnh, chúng củng cố sự vững chắc cấu trúc collagen của thành động mạch, giảm nồng độ cholesterol toàn phần máu, giảm huyết áp, tăng nồng độ cholesterol tốt (HDL), ức chế tập kết tiểu cầu.

Acid ascorbic ngăn chặn LDL (cholesterol xấu, gây tổn thương và là nguyên nhân chính hình thành xơ vữa động mạch).

Nồng độ vitamin C tỉ lệ thuận với nồng độ cholesterol toàn phần & HDL-cholesterol. Tăng 0.5mg vitamin C / 100ml máu tương ứng tăng 14.9 mg HDL/100ml máu. Cứ tăng 1% HDL thì giảm 4% nguy cơ bệnh tim mạch.

Nồng độ vitamin C tỉ lệ nghịch với huyết áp. Các nghiên cứu sơ bộ cho thấy vitamin C hiệu quả trong việc giảm huyết áp nhẹ trên các bệnh nhân tăng huyết áp trung bình.

vitamin-c-la-gi-5
Vitamin C là gì? Tác dụng kiểm soát cholesterol của acid ascorbic.

3.4. Vitamin C và ung thư

Tại sao acid ascorbic có khả năng bảo vệ cơ thể, phòng chống ung thư? Cơ chế của acid ascorbic:

  • Chống oxy hóa, bảo vệ cấu trúc tế bào (cả DNA) trước các tổn thương gây ra bởi gốc tự do
  • Chống lại ô nhiễm môi trường, tăng cường hệ miễn dịch
  • Ức chế sự hình thành các hợp chất sinh ung

Các bằng chứng dịch tễ học về vai trò của vitamin C về vai trò bảo vệ cơ thể, chống lại ung thư là không thể chối cãi.

Năm 1976, bác sĩ Linus Pauling (người từng 2 lần đoạt giải Nobel) cùng cộng sự là bác sĩ Ewan Cameron đã đưa ra kết quả nghiên cứu: 16/100 bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối sử dụng 10g vitamin C/ngày đã sống sót sau hơn 1 năm.

Các năm tiếp theo, Cameron thực hiện nghiên cứu tương tự trên 1826 bệnh nhân. 294 bệnh nhân sử dụng 10g vitamin C/ ngày có thời gian sống 343 ngày, gấp đôi 180 ngày ở nhóm ngược lại.

Mặc dù kết quả nghiên cứu này không được công nhận, song tác động của vitamin C tới bệnh ung thư là có lợi.

vitamin-c-la-gi-6
Phân chia tế bào bất thường là nguyên nhân gây ra ung thư.

Bên cạnh các tác động trên, bổ sung vitamin C giúp:

  • Hỗ trợ và điều trị đái tháo đường
  • Giảm tỉ lệ mắc đục thủy tinh thể
  • Giảm các triệu chứng lẫn thời gian nhiễm bệnh cúm, cảm thông thường

4. Cách sử dụng vitamin C hiệu quả

Uống vitamin C theo đúng chỉ dẫn trên bao bì:

  • Dạng viên nhai: phải được nhai hoàn toàn trước khi nuốt
  • Dạng nước: uống trực tiếp, không dùng chung với thức ăn
  • Dạng kẹo cao su: nhai bao lâu tùy thích, vứt đi sau khi nhai
  • Dạng lỏng: sử dụng muỗng, ly đo để đo liều lượng

Lưu ý: Không nghiền, đập nát hoặc nhai viên phóng thích kéo dài, hãy nuốt trọn viên thuốc

vitamin-c-la-gi-8
Vitamin C là gì? Cách sử dụng vitamin C hiệu quả.

Một số lưu ý khác:

  • Nếu đang dùng vitamin C liều cao trong thời gian dài, không được đột ngột dừng mà cần hỏi ý kiến bác sĩ để giảm liều.
  • Không sử dụng nếu dị ứng với các thực phẩm chức năng có vitamin C

Hỏi ý kiến bác sĩ đối với trường hợp:

  • Mắc bệnh thận hoặc từng bị sỏi thận
  • Rối loạn chuyển hóa di truyền
  • Hút thuốc
  • Phụ nữ đang mang thai & cho con bú
vitamin-c-la-gi-7
Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung vitamin C.

Nhà thuốc Hà Nội vừa gửi tới bạn những thông tin chi tiết nhất về vitamin C là gì. Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về acid thiết yếu này, cũng như cơ chế tác động của nó tới các hoạt động của cơ thể.

Cảm ơn bạn đã theo dõi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *