Bệnh sốt rét là một bệnh phổ biến và rất nguy hiểm đối với con người. Bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác. Hãy cùng tìm hiểu những tác nhân gây bệnh sốt rét và cách phòng ngừa để đảm bảo sức khỏe cho gia đình mình nhé!
Bệnh sốt rét là gì?
Bệnh sốt rét là bệnh được gây ra bởi một loại ký sinh trùng có trong muỗi đã nhiễm bệnh. Đây là một chứng bệnh phổ biến, rất nghiêm trọng và đôi khi gây tử vong. Bệnh nhân bị sốt rét có các triệu chứng lâm sàng điển hình hoặc sốt không điển hình mà không được xét nghiệm máu hoặc kết quả xét nghiệm âm tính nhưng có 4 đặc điểm sau:
- Số trên 37,5 độ C hoặc có sốt trong 3 ngày gần đây
- Không biết được nguyên nhân gây sốt khác
- Người bệnh đang ở hoặc qua lại vùng sốt rét trong vòng 9 tháng trở lại đây
- Điều trị bằng thuốc sốt rét trong vòng 3 ngày, người bệnh có đáp ứng tốt.
Có 2 loại sốt rét là sốt rét thông thường (thể hiện qua các cơn sốt rét) và sốt rét ác tính (sốt rét biến chứng)
Tác nhân gây bệnh sốt rét
Tác nhân gây bệnh sốt rét là ký sinh trùng sốt rét Plasmodium. Ở người, có 4 loại ký sinh trùng gây bệnh sốt rét là P.malariae, P.vivax, P.falciparum và P.ovale, và ở Việt Nam có 3 loại đầu.
Ký sinh trùng sốt rét có 3 hình thái chính phát triển trong hồng cầu, bao gồm: thể tư dưỡng (Trophozoite), thể phân liệt (Schizont), thể giao bào (Gametocyte)
Ký sinh trùng sốt rét chỉ tồn tại trong máu và trong cơ thể muỗi truyền bệnh, chứ không tồn ở môi trường bên ngoài.
>>> Xem thêm: 5 cách chống muỗi cho trẻ sơ sinh cực an toàn
Triệu chứng của bệnh sốt rét
Các triệu chứng của sốt rét thường sẽ được biểu hiện rõ từ ngày thứ 8 đến ngày 15 từ khi cơ thể mắc bệnh. Tuy nhiên với những người đã sử dụng thuốc chống sốt rét thì dấu hiệu của bệnh sẽ xuất hiện muộn hơn. Các triệu chứng sốt rét thông thường có thể kể đến là sốt hơn 40 độ, ớn lạnh, vã mồ hôi, cơ thể nhức mỏi, thường xuyên buồn nôn và ói mửa:
- Giai đoạn rét run: rét run toàn thân, môi tái, nổi da gà và thường kéo dài khoảng 30 phút – 2 giờ.
- Giai đoạn sốt nóng: rét run giảm, cơ thể thấy nóng dần, thân nhiệt có thể tới 400C – 410C, mặt đỏ, da khô nóng, đau đầu, khát nước, có thể hơi đau tức vùng gan lách. Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 1-3 giờ.
- Giai đoạn vã mồ hôi: thân nhiệt giảm nhanh, vã mồ hôi, khát nước, giảm nhức đầu, mạch bình thường, bệnh nhân cảm thấy dễ chịu.
Sốt rét nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời cực kỳ nguy hiểm. Người bệnh dễ thành nguồn dịch lây truyền và bệnh rất dễ chuyển thành ác tính và có thể dẫn đến tử vong.
Phòng ngừa bệnh sốt rét thế nào?
Hiện tại, chưa có loại vắc xin phòng tránh hoàn toàn căn bệnh nguy hiểm này, vì vậy mọi người cần có các biện pháp để có phòng tránh sốt rét.
Hãy vệ sinh sạch sẽ nơi ở của mình, tránh ẩm mốc, đọng nước ở các thùng nước để giảm tình trạng phát triển của muỗi.
Nên ngủ màn, diệt muỗi bằng phun tồn lưu và tẩm màn hóa chất diệt muỗi, phát quang bụi rậm và khơi thông cống rãnh quanh nhà.
Thoa kem xua muỗi, xịt chống côn trùng, mặc quần áo dài để tránh tình trạng muỗi đốt và nhiễm bệnh vào ban đêm.
Uống thuốc dự phòng cũng là cách phòng ngừa sốt rét mà nhiều nước trên thế giới áp dụng. Uống thuốc phòng cho những người vào vùng sốt rét ngắn ngày, phụ nữ có thai ở vùng sốt rét, người mới đến định cư tại vùng sốt rét.
Ngoài ra, hiện nay có nhiều loại cửa lưới chống muỗi, bạn có thể sử dụng để tránh muỗi xâm nhập vào không gian của gia đình mình, hạn chế tối đa nguy cơ bị sốt xuất huyết.
Bài viết vừa chia sẻ đến bạn đọc những thông tin và bệnh sốt rét cũng như tác nhân gây bệnh sốt rét. Đây là một bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm, vì thế hãy nhớ phòng ngừa bằng các biện pháp ở trên để bảo vệ mình và cộng đồng.